Thông tin vừa được cập nhật mới đây nhất về tỉnh Bình Định vừa mới phát hiện hiện tượng vô cùng là hiếm có, đó chính là loài rùa biển đẻ trứng. Khiến cho rất nhiều người ngỡ ngàng về vấn đề này. Bởi từ trước đây này mọi người điều không thể nhìn thấy được rùa đẻ. Vì bình thường rùa đẻ trứng xong, lấp lỗ lại rồi ra biển bơi mất biệt tăm biệt tích. Như lần này thì lại khác chúng tự bơi vào đẻ trứng trên bờ nên người dân chính nơi đây đã phát hiện ra được.
Phát hiện rùa biển đẻ trứng tại tỉnh Bình Định
Tại xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn có 2 bãi đẻ rùa biển là bãi Hải Giang và bãi Hòn Khô. Nhưng đây là lần đầu tiên phát hiện rùa biển đẻ trứng tại bãi biển trước Trạm kiểm soát biên phòng xã Nhơn Hải. Vào lúc khoảng 21h00 ngày 29/6/2021, trong lúc Tổ công tác của xã Nhơn Hải đi kiểm tra tình hình phòng chống dịch Covid-19. Trên bãi biển của xã thì phát hiện một cá thể rùa biển nặng khoảng 60kg. Dài khoảng 120cm bò lên bãi biển trước Trạm kiểm soát biên phòng xã Nhơn Hải để đẻ trứng.
Đây là loài Rùa Xanh, Vích (Chelonia mydas). Thuộc Nhóm “ đang bị đe dọa” theo phân loại của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN); Phụ lục I của công ước CITES (cấm buôn bán vận chuyển quốc tế). Nhận được tin báo từ chính quyền địa phương. Chi cục Thủy sản đã phối hợp hỗ trợ yêu cầu chính quyền xã Nhơn Hải phát thanh thông báo rộng rãi đến bà con ngư dân không được đào phá ổ trứng rùa. Không tập trung tại bãi biển trong mùa rùa đẻ. Cắm biển thông báo khu vực bãi đẻ rùa biển để bảo vệ an toàn bãi đẻ rùa biển trong mùa sinh sản.
Được biết, rùa biển thường trở lại vùng làm tổ để sinh sản khoảng 3 năm 1 lần. Rùa cái trưởng thành sau hơn 35-50 năm. Bơi hơn 600 dặm về bãi biển nơi chúng được sinh ra để làm tổ khoảng 3 năm 1 lần . Tại xã Nhơn Hải có 2 bãi đẻ rùa biển là bãi Hải Giang và bãi Hòn Khô.( theo khảo sát của IUCN vào năm 2010). Nhưng đây là lần đầu tiên phát hiện rùa biển đẻ trứng tại bãi biển trước Trạm kiểm soát biên phòng xã Nhơn Hải.
Quá trình sinh sản của rùa biển
Theo anh Nguyễn Tôn Xuân Sáng, thành viên Tổ chức cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản của xã Nhơn Hải; cá thể rùa này cân nặng khoảng 60 kg, dài khoảng 120 cm, có mai nhẵn cứng. Mỗi bên mai có nhiều tấm vảy hình ô van, đầu nhọn có vảy phía trước… Đây là cá thể thuộc loài Rùa Xanh, Vích (Chelonia mydas); được Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) xếp vào thuộc nhóm đang bị đe dọa.
Theo khảo sát của IUCN (vào năm 2010), tại xã Nhơn Hải có 2 bãi đẻ của rùa biển là bãi Hải Giang và bãi Hòn Khô. Mùa sinh sản của rùa biển ở Việt Nam kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10. Thời gian rùa lên bờ đẻ nhiều nhất là tháng 7 đến tháng 9. Thời điểm làm tổ ban đêm, trước và sau khi triều cường. Sau khi kết thúc mùa đẻ trứng, các cá thể rùa biển sẽ trở lại sinh cảnh tìm thức ăn. Rùa biển có thể di cư hơn 2.600km, hầu hết là ít hơn 1.000km để đến sinh cảnh tìm thức ăn. Rùa đẻ 40-200 trứng/1lần.
Đẻ nhiều lần trong vòng 10-30 ngày, trong 1 mùa sinh sản đẻ trung bình 500 trứng; nhưng chỉ nở 30-40 con. Sau khoảng thời gian từ 50-60 ngày trứng nở, Rùa con dài khoảng 6,5 cm. Nếu rùa mẹ bị quấy rầy trong lúc đẻ trứng; trứng sẽ nở sớm 10-15 ngày, rùa con sẽ chết.
Tổ chức cộng đồng bảo vệ của xã canh giữ
Hiện ổ trứng rùa đã được chính quyền địa phương giao cho Tổ chức cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản của xã canh giữ, bảo vệ. Theo anh Nguyễn Tôn Xuân Sáng –thành viên Tổ chức cộng đồng cho biết. Việc vị trí ổ trứng rùa hiện nằm cách mép nước khoảng 1m. Vào thời điểm nồm nam, triều cường lên cao có thể cuốn đi mất. Vì vậy, Chi cục Thủy sản Bình Định đã liên hệ với bà Bùi Thị Thu Hiề. Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN để được hướng dẫn cách thức di dời ổ trứng rùa. Đến một vị trí an toàn mà vẫn đảm bảo tỉ lệ trứng nở thành công.
Mọi thông tin chi tiết được chia sẻ ở trên sẽ giúp cho bạn có thêm kiến thức cơ bản về rùa biển; cũng như các để bảo vệ loài động vật này. Bạn có thể tham khảo trực tiếp tại đây nhé.