Theo nguồn tin từ nhóm nghiên cứu các nhà khoa học ở Scotland cho hay họ vừa phát minh sáng chế vô cùng thành công rác thải nhựa có hương vani. Đây là 1 bước tiến lớn trong việc hạn chế được lượng rác thải mỗi năm mà thế giới thải ra cho môi trường. Mang lại sản phẩm có giá trị cao, giúp ích cho con người.

Theo tờ The Guardian cụ thể rằng các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Edinburgh là những người tìm ra được các chế tạo phế liệu thành hương vani. Loại hương được dùng khá phổ biến trong ngành thực phẩm và mỹ phẩm. Cùng xellaser.com tìm hiểu ngay bài viết thú vị này nhé.

Sử dụng vi khuẩn trong y học làm biến đổi gen

Sử dụng một loại vi khuẩn biến đổi gen, họ đã biến rác thải nhựa thành một sản phẩm có giá trị. Hứa hẹn giúp việc tái chế phế liệu nhựa trở nên hiệu quả và hấp dẫn hơn.

Hiện vật liệu nhựa mất giá khoảng 95% sau khi sử dụng một lần. Việc thu gom và tái chế nguồn vật liệu này được xem là điều quan trọng giúp đối phó vấn nạn ô nhiễm nhựa trên toàn cầu.

Các nhà nghiên cứu đã phát triển một enzyme để phá vỡ cấu trúc Polyetylen terephtalat có trong các chai nhựa; tạo thành chất cơ bản là axit terephthalic. Chất này sau đó được biến thành vani nhờ vi khuẩn E Coli biến đổi gen.

Sử dụng vi khuẩn trong y học làm biến đổi gen

Trong thí nghiệm, các nhà khoa học đã biến được 79% axit terephthalic thành vani. Bên cạnh ứng dụng trong thực phẩm và mỹ phẩm, hương vani còn được sử dụng rộng rãi trong dược phẩm, sản phẩm tẩy rửa và thuốc diệt cỏ.
Nhu cầu vani trên thế giới tăng dần và đạt 37.000 tấn vào năm 2018; vượt xa khả năng cung ứng của vani tự nhiên, được chiết xuất từ cây vani.

Khoảng 85% vani trên thế giới hiện được tổng hợp bằng cách chiết xuất từ nhiên liệu hóa thạch. Ước tính thế giới sử dụng khoảng 1 triệu chai nhựa mỗi phút và chỉ 14% được tái sử dụng.

Tái chế rác thải nhựa: Cần phát triển thêm công nghệ

Nhựa cũng như nhiều vật liệu khác, cơ bản làm từ dầu mỏ, tài nguyên hữu hạn. Khác với tài nguyên vô hạn, chúng ta cần làm thế nào để tận dụng các giá trị của nó; mà không gây tác động tới môi trường.

Chính phủ, Bộ TN&MT và các Bộ chuyên ngành khác đang tạo ra cơ sở pháp lý cho các công nghệ mới phát triển. Chúng ta đã có gần 10 năm ban hành tiêu chuẩn túi ni lông. Đây thực chất là màng plastic, càng dày thì càng sử dụng nhiều lần, nhưng đồng nghĩa với chi phí sản xuất lớn.

Tái chế rác thải nhựa: Cần phát triển thêm công nghệ

Để sản xuất ra 1 kg túi ni lông, ước tính chi phí là 30 – 40.000 đồng. Sản xuất càng mỏng thì làm được càng nhiều túi, trở nên phổ biến với các gia đình; túi rác ni lông thải ra cũng tăng. Do đó, cần tiêu chuẩn sản xuất túi ni lông với độ mỏng nhất định; giúp túi được sử dụng nhiều lần hơn và ít thải ra môi trường hơn.

Hiện, Hà Nội và nhiều nơi tại Việt Nam đang chuyển từ 3R sang 5R. Trong đó có 1R là trách nhiệm của nhà sản xuất, của người tiêu dùng. Sắp tới đây, luật môi trường mới sẽ đưa vào khái niệm kinh tế tuần hoàn. Với công cụ chính sách buộc người tiêu dùng, nhà sản xuất có trách nhiệm hơn trong việc tận dụng các vật liệu đã qua sử dụng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *