Loại vaccine mới dựa vào cấu trúc của giống lúa hạt ngắn biến đổi gene. Nhằm hướng đến việc sản xuất tiểu đơn vị B của độc tố tả (CTB). Tiểu đơn vị này thường được ứng dụng trong vaccine phòng dịch tả do không độc hại. Tuy nhiên có thể tạo ra miễn dịch mạnh đối với những triệu chứng của dịch tả. Vaccine mới mang tên MucoRice-CTB, có ưu điểm là không cần lưu trữ trong tủ lạnh. Thay vào đó người dùng chỉ cần nghiền gạo biến đổi gene thành bột, pha vào nước loãng và uống. Hoàn toàn tiện lợi mà dễ sử dụng bảo quản.

Những protein trong hạt lúa giúp đưa kháng thể vào tốt hơn

Do lúa lưu trữ protein trong những màng nhỏ, kháng nguyên dịch tả được bảo vệ trước enzyme tiêu hóa vốn thường phá hủy các vaccine dạng uống khác. Hiroshi Kiyono, nhà nghiên cứu làm việc trong dự án, giải thích màng nhỏ của cây lúa đóng vai trò như viên nang tự nhiên mang kháng thể vào ruột.

Nghiên cứu công bố hôm 25/6 trên tạp chí The Lancet Microbe mô tả chi tiết kết quả từ giai đoạn 1 của chương trình thử nghiệm MucoRice-CTB ở người. Thử nghiệm an toàn liều lượng – đáp ứng gồm 4 nhóm tình nguyện viên, mỗi nhóm 10 người. Các nhóm sử dụng liều lượng vaccine khác nhau. Mỗi tình nguyện viên uống 4 liều trong 8 tuần. Nghiên cứu không phát hiện tác dụng phụ nghiêm trọng do vaccine mới gây ra. Nhóm nghiên cứu cũng ghi nhận phản ứng miễn dịch tích cực tùy theo liều lượng, phản ứng mạnh nhất đến từ liều lượng cao nhất.

Những protein trong hạt lúa giúp đưa kháng thể vào tốt hơn

Khoảng 1/3 tổng số tình nguyện viên sử dụng vaccine có phản ứng miễn dịch tối thiểu. Nhóm nghiên cứu đặt giả thuyết thành phần hệ vi sinh vật trong ruột mỗi cá nhân có thể ảnh hưởng tới hiệu quả của vaccine.

Kiyono cho biết thử nghiệm quy mô nhỏ ở giai đoạn 1 chỉ tuyển những thanh niên người Nhật khỏe mạnh. Hiện nay, nhóm nghiên cứu đang lên kế hoạch xem xét độ an toàn và hiệu quả của MucoRice-CTB ở nhiều nhóm khác thông qua thử nghiệm tương tự. Để có thể triển khai vaccine trong thực tế, các nhà nghiên cứu cần hiểu rõ hệ vi sinh vật ruột tác động như thế nào tới hiệu quả của vaccine.

Vaccine đã vượt qua giai đoạn thử nghiệm trên động vật

Trước đây, vaccine MucoRice-CTB đã cho thấy hiệu quả trên động vật. Hiện vaccine này đã thành công vượt qua thử nghiệm giai đoạn 1 trên người. Người tham gia thử nghiệm có phản ứng miễn dịch tốt. Đồng thời không có tác dụng phụ rõ ràng nào được ghi nhận đối với các tình nguyện viên.

Nhà miễn dịch học Hiroshi Kiyono, thuộc Đại học Tokyo, Nhật Bản cho biết: “Chúng tôi rất lạc quan về tương lai của vaccine MucoRice-CTB do chúng tôi phát triển. Những người tham gia đã phản ứng với vaccine ở liều thấp, trung bình và cao. Đặc biệt xuất hiện phản ứng miễn dịch mạnh với những người sử dụng liều cao nhất”.

Vaccine đã vượt qua giai đoạn thử nghiệm trên động vật

Một nhóm tình nguyện viên được sử dụng vaccine và theo dõi trong suốt 8 tuầ. Trong khi 30 người khác được điều trị bằng giả dược. Nhóm tình nguyện viên đã phản ứng với vaccine MucoRice CTB. Xuất hiện kháng thể IgA và IgG đặc hiệu đối với độc tố vi khuẩn tả B (CTB).

Dù có nhiều vaccine dịch tả khác. MucoRice-CTB là vaccine duy nhất không cần tủ lạnh, giúp phân phối trở nên dễ dàng hơn nhiều ở những quốc gia xa xôi. Ngoài ra, MucoRice-CTB có chi phí sản xuất rẻ, hứa hẹn trở thành công cụ tiềm năng trong cuộc chiến với dịch bệnh vẫn khiến hơn 100.000 người chết mỗi năm.

Xem thêm những tin tức về sinh vật học tại xellaser.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *