Nếu bạn mới chân ướt chân ráo tìm hiểu về quyền riêng tư và bảo mật trên mạng internet, bạn có lẽ đã từng nghe qua về một thứ được gọi là Tor – một phần mềm kết nối internet đi kèm với trình duyệt của riêng nó hiện đang được sử dụng rộng rãi. Chắc hẳn các bạn đã nghe qua đâu đó về trình duyệt ẩn danh “Tor” có khả năng giúp bạn vào những trang web bị hạn chế như Darkweb/Deepweb nhưng bạn đã hiểu về cơ chế vận hành của Tor chưa? Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn hiểu thêm về Tor.
Khái niệm về trình duyệt Tor
Tor là phần mềm miễn phí hoạt động không hạn chế thông qua Internet, dùng để đăng nhập vào các trang web, trao đổi các thông tin cá nhân trên diễn đàn nhưng vẫn giữ nguyên được tính bảo mật. Mạng qua Tor là hoàn toàn vô danh và không thể xác định địa chỉ IP của người dùng, đồng nghĩa với việc khó có thể tìm được danh tính ngoài đời thực khi sử dụng phần mềm.
Những hoạt động ẩn danh của Tor
Thông tin từ máy tính của bạn khi đưa tới máy chủ thứ nhất sẽ được mã hoá. Thế nên người kiếm duyệt sẽ không nắm được thông tin bạn đã đưa lên. Máy chủ thứ nhất này, khi nhận được thông tin của bạn truyền tới, sẽ thực hiện thêm một thao tác mã hoá nữa, rồi mới chuyển tới máy chủ thứ nhì.
Sau đó, thông tin được chuyển tới một máy chủ thứ ba để được giải mã. Và cuối cùng là gửi đến địa chỉ người nhận. Khi thông tin được chuyển tới máy chủ thứ ba, người ta có thể đọc được nội dung của nó. Nhưng không thể biết được nguồn gốc xuất xứ của thông tin đó là từ đâu. Bởi đã có sự tương tác can thiệp của hai máy chủ 1 và 2 trước đó. Để làm được việc này, Tor đặt rất nhiều máy chủ trung gian ở khắp nơi trên thế giới. Từ đó người ta không thể biết được vị trí thật của bạn.
Đối tượng người dùng của Tor là ai?
Ứng dụng Tor cho phép mã hóa tất cả các đường truyền dữ liệu. Do đó nhiều người sử dụng Tor như tội phạm, hacker, những người e dè sự giám sát và rò rỉ thông tin bí mật. Tor cũng là công cụ giúp người dân ở những quốc gia độc tài có thể vượt tường lửa. Để tiếp cận với những luồng thông tin tự do, đa chiều bên ngoài. Nhưng từ lâu Tor nổi tiếng với kho lưu trữ những mã nguồn độc hại và nguy hiểm.
Trình duyệt Tor có thật sự được bảo mật không?
Câu trả lời là CÓ, hoạt động của Tor theo nguyên lí “củ hành”. Các lớp dữ liệu được mã hóa qua từng lớp trung gian rồi mới giải mã tại người dùng thứ 2. Nên người ta không thể kiểm soát thông tin hay lần theo dấu vết tại đây.
Cách sử dụng Tor
Duyệt web với Tor là điều khá dễ dàng. Chỉ cần vào website chính thức và tải về trình duyệt Tor. Làm theo hướng dẫn cài đặt giống như với bất kỳ chương trình nào khác. Khi bạn mở Tor lần đầu, chương trình sẽ hỏi bạn cấu hình đường truyền. Nếu bạn đang ở một quốc gia nơi Tor bị cấm, như Trung Quốc hay Ả-rập Saudi; hoặc hoạt động ngay lập tức. Một khi bạn bấm nút kết nối, Tor sẽ dành ra vài phút để tìm một loạt các relay để kết nối bạn vào đó.
Nhưng khi đã vào mạng Tor, bạn có thể sử dụng nó như vẫn làm với mọi trình duyệt khác. Bạn cũng sẽ được nhắc xem lại các thiết lập bảo mật của trình duyệt Tor. Nếu bạn muốn tối đa hoá quyền riêng tư, tốt nhất hãy để nguyên các thiết lập mặc định.
Nếu bạn gặp tình trạng tốc độ kết nối chậm hơn thông thường, bạn có thể nhờ Tor kiểm tra xem có con đường nào nhanh hơn đến website bạn muốn xem hay không. Ở góc trên bên phải trình duyệt Tor, bấm vào biểu tượng menu 3 gạch và chọn New Tor Circuit for this Site.
Trình duyệt đề cao quyền riêng tư là Brave cũng có một tuỳ chọn cho phép bạn định hướng lưu lượng thông qua Tor khi mở cửa sổ ẩn danh.
Nên sử dụng Tor cùng với VPN
Chúng ta đồng ý rằng trình duyệt Tor ẩn danh người dùng là một ưu điểm lớn. Nhưng do giao thức mã hóa qua nhiều lớp trung gian bởi nhiều router gián tiếp. Nó khiến cho khả năng xử lý dữ liệu bị chậm lại. Và cũng có thể bị theo dõi bởi nhà mạng và các cơ quan giám sát phát hiện việc sử dụng Tor của bạn.
Một giải pháp tuyệt vời được đưa ra là sử dụng VPN thông qua Tor. VPN cung cấp giao thức mã hóa đặc biệt (mã hóa cả đầu và cuối dữ liệu); so với Tor (chỉ mã hóa tới nút thoát). Điều này ngăn các thiết bị theo dõi độc hại phát hiện địa chỉ IP và các phiên làm việc của bạn. Giúp bạn có được sự an toàn thông tin tuyệt đối.
Hãy cùng chúng tôi xem thêm những bài viết khác về khoa học máy tính.