Các nhà khảo cổ vừa tìm thấy một nghĩa địa cổ với 40 ngôi mộ, trong đó có những chiếc bình hình trụ chứa đầy hài cốt người trên đảo Corsica thuộc Pháp. Các nhà khảo cổ học cho biết, những người được chôn cất trong nghĩa địa cổ này ở đủ mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh cho đến người trưởng thành. Nghĩa địa này nằm ở thị trấn Île-Rousse trên bờ biển phía Bắc của đảo Corsica, có vẻ như đã được sử dụng từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên. Là thời kỳ Đế chế La Mã đang dần suy tàn.
Hài cốt được chôn cất trong các bình amphora
Nhiều người được chôn cất bên trong namphoras, những chiếc bình lớn. Thường được dùng để đựng hàng hóa như dầu olive, rượu vang hoặc dưa muối chua. Thiết kế của bình amphora cho thấy, chúng có nguồn gốc từ Bắc Phi. Một số có thể được sản xuất ở Carthage (Tunisia).
Jean-Jacques Grizeaud, một nhà khảo cổ học tại Viện nghiên cứu khảo cổ dự phòng quốc gia Pháp (INRAP), cho biết. Những người được chôn cất tại đây có khả năng sống gần nghĩa địa ở Corsica. Ông Grizeaud nói thêm, vào thời điểm đó, rất nhiều hoạt động giao thương đang diễn ra trên khắp Địa Trung Hải.
Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy một số ngôi mộ cổ được lợp bằng ngói đất nung. Mà người La Mã gọi là “tegulae” và “imbrices”. Người La Mã thường sử dụng hai loại ngói này để lợp mái của các tòa nhà. Và đôi khi dùng để che phủ các ngôi mộ.
Nghĩa địa cổ nằm dưới chân nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm được xây dựng vào năm 1893. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, những nơi chôn cất khác được tìm thấy trên đảo. Ở Mariana và Sant’Amanza, đều liên quan đến những công trình thờ cúng. Nghiên cứu cần được thực hiện sâu hơn để xác định những thị trấn. Hoặc thành phố cổ đại nằm gần nghĩa địa này.
“Không có thông tin nào đề cập đến một thành phố như vậy trong các văn bản cổ. Hoặc trong bản đồ Corsica do Ptolemy vẽ một nhà địa lý sống vào thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên”, ông Grizeaud cho biết.
Loại ngói đất nung “tegulae” được sử dụng để che phủ mộ
Tờ Acient Origins cho biết đáng chú ý nhất là một số ngôi mộ đá được bao phủ. Hoặc gia cố bằng các phiến đất nung. Cũng là vật liệu tái sử dụng từ các mái ngói theo kiến trúc Hy Lạp – La Mã. Xét lại lịch sử, quả thật người La Mã đã chiếm hòn đảo này vào khoảng thời gian. Trùng khớp với niên đại của những ngôi mộ cổ. Có vẻ dân đảo đã tái sử dụng vật liệu từ các ngôi nhà La Mã. Chứ không phải mộ này thuộc về người La Mã.
Theo INRAP, hiện vẫn chưa rõ lý do của tập tục chôn cất kỳ lạ này. Các cuộc khảo cổ quanh khu vực vẫn được tiếp tục. Bởi việc phát hiện ra khu mộ cổ độc đáo củng cố thêm niềm tin rằng Corsica thực sự là “đảo kho báu” của giới khảo cổ. Với rất nhiều di tích, hiện vật đang chờ được khai phá. Vị trí đặc biệt của hòn đảo có thể giúp nó trở thành một thương cảng trù phú trong quá khứ. Chứ không hoang vắng như ngày nay.
Trong vài tháng tới, nhóm các nhà khảo cổ sẽ tiến hành phân tích trong phòng thí nghiệm. Để xác định giới tính, độ tuổi chính xác, bệnh tật. Hoặc các chấn thương mà những người được chôn trong nghĩa địa gặp phải.
Mời độc giả xem thêm những tin tức khác trong mục: