Toàn thân tắm trong kiến, chính là hành vi kỳ lạ và bí ẩn của loài quạ thu hút sự chú ý của một nhiếp ảnh gia. Theo báo cáo của Smithsonian ngày 12/6, nhiếp ảnh gia Tony Austin đã tìm thấy một đàn quạ cách đó hơn 10 mét khi đang đi dạo trong khu bảo tồn thiên nhiên ở British Columbia, Canada. Khi một con quạ bắt đầu lăn lộn trong bụi và sỏi, Austin giơ máy ảnh lên để chụp. Nó đập cánh xuống đất, nhảy vào bụi cây bên đường rồi quay lại lặp lại quá trình. Mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về tin tức này trong bài viết sau.

Giả thuyết cho hành vi tắm kiến của loài quạ

Sau khi xem kỹ những bức ảnh, Austin nhận ra nó không phải chỉ tắm bụi. Thân và cánh của con quạ phủ đầy kiến đen. Những con quạ khác chỉ đi lại xung quanh và quan sát nó. Chúng tỏ ra khá hứng thú với cảnh tượng này và có vẻ không lo sợ gì, Austin nhận xét.

hành vi tắm kiến của loài quạ

Austin chia sẻ các bức ảnh với một nhóm quan sát chim trên mạng xã hội và nhận được câu trả lời rằng quạ đang “tắm kiến”, nghĩa là chủ động dùng kiến phủ lên cơ thể. “Có vẻ không ai thực sự rõ tại sao chúng làm vậy. Hành vi này rất bí ẩn và cũng vô cùng thú vị”, anh nói.

Hơn 200 loài chim có hành vi tắm kiến. Chúng sẽ đập cánh trên mặt đất và gom lấy côn trùng, thường là kiến. Tuy nhiên, giới chuyên gia rất hiếm khi chụp ảnh được hành vi này. Các nhà điểu học biết đến tắm kiến từ khoảng những năm 1830; và đưa ra một số giả thuyết về lý do chim muốn lấy côn trùng phủ lên lông. Có thể chúng dùng kiến để làm dịu da trong quá trình thay lông; hoặc muốn kích thích kiến tiết ra axit formic giúp xua đuổi côn trùng gây hại.

Quạ còn có rất nhiều hành vi kỳ lạ khác ngoài tắm kiến

Quạ có nhiều hành vi kỳ lạ và ấn tượng mà giới nghiên cứu muốn tìm hiểu. Chúng có thể giải đố, ví dụ, làm dâng nước trong ống thủy tinh bằng cách bỏ thêm đồ vật, thậm chí được huấn luyện để vứt rác. Quạ thường tránh né và phát tín hiệu cảnh báo với những con quạ khác khi thấy xác đồng loại. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng ghi nhận một số trường hợp quạ tìm cách giao phối với cá thể đã chết.

Nguyên nhân chính xác dẫn đến hành vi tắm kiến vẫn là một bí ẩn. Theo nghiên cứu trên tạp chí Northwestern Naturalist năm 2015, chim có thể tắm kiến vì các lý do khác nhau, tùy từng trường hợp. “Tôi nghĩ chưa ai từng thực hiện một nghiên cứu chuyên sâu về hành vi này. Tôi cho rằng chúng ta chưa có được câu trả lời đầy đủ. Nhưng đến cuối cùng, kiến cũng sẽ trở thành thức ăn”; David Bird, nhà sinh vật tại Đại học McGill, chia sẻ.

Quạ rất thù dai

Quạ có khả năng nhớ mặt của nhiều người. Và hiển nhiên khi chúng không thích ai thì chúng sẽ không quên người đó. Các nhà khoa học đã bẫy các con quạ cho mục đích nghiên cứu; đã khám phá ra việc này khi chúng kêu gào mỗi khi họ bước vào phòng thí nghiệm. Bằng cách sử dụng mặt nạ họ nhận ra lũ quạ có sự hận thù với những người đã bắt chúng. Đặc biệt hơn nữa những đứa con của lũ quạ đó cũng sẽ tiếp tục mối hận thù đó.

Quạ rất thù dai

Suốt 3 năm qua, một người đàn ông Ấn Độ như sống trong ác mộng; vì mỗi khi đi ra khỏi nhà lại bị những con quạ lao tới tấn công. Kỳ lạ là bầy quạ chỉ nhắm khủng bố mình anh. Người đàn ông không may nói trên là Shiva Kewat, một lao động công nhật ở làng Sumela; thuộc bang Madhya Pradesh, Ấn Độ. Theo lời Kewat, anh bắt đầu gặp rắc rối với lũ quạ cách đây 3 năm do một sự hiểu lầm.

Một ngày nọ, khi đang đi bộ trên đường, Kewat phát hiện một chú quạ con bị mắc kẹt trong lưới sắt. Bất chấp các nỗ lực của Kewat nhằm giúp chim non thoát nạn; quạ con vẫn chết trong tay anh. Người đàn ông này cho rằng, một số con quạ khác chắc chắn đã chứng kiến cảnh tượng; và tin anh là thủ phạm giết chim non. Vì vậy, chúng liên tục tấn công anh để trả thù kể từ đó.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *