Trong bối cảnh tình hình diễn biến của dịch bệnh ngày càng phức tạp. Tất cả các cơ sở trên địa phương toàn tỉnh có dịch cần phải tích cực triển khai các biện pháp xử lý rác thải một cách đảm bảo nhất để có thể bảo vệ môi trường. Cũng như nâng cao được hiệu quả phòng chống dịch bệnh Covid-19. Con người cần phải biết tự giác ý thức chủ động thực hiện các biện pháp để bảo vệ chính bản thân mình. Vậy hãy cùng chúng tôi khám phá rõ về bản chất thật sự về rác thải ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và lây nhiễm dịch bệnh.

Áp lực rác thải do dịch bệnh diễn ra

Lượng rác thải nhựa trong mùa dịch gia tăng đáng kể. Rác y tế từ các bệnh viện, khu cách ly tăng nhanh gây áp lực lên hệ thống xử lý rác. Thay vì dùng một túi nhựa gói hàng như trước. Để trấn an tâm lý khách mua hàng, anh Nguyễn Gia Thanh (quận Tân Bình), bán quần áo online phải bọc thêm 2 lớp túi nhựa để khách an tâm khi nhận hàng. Bởi theo anh, nhiều khách không dám mua do sợ virus bám bên ngoài nên yêu cầu người bán phải gói hàng 2-3 lớp. “Biết là gây hại môi trường nhưng thời buổi buôn bán khó khăn. Chi phí mua túi nhựa thấp hơn các loại túi giấy nên đành chịu” – anh Thanh phân trần.

Áp lực rác thải do dịch bệnh diễn ra

Khi TP HCM thực hiện giãn cách để phòng chống dịch có hiệu quả. Các dịch vụ mua bán hàng hóa đều qua đóng gói vận chuyển đến tận nơi người tiêu dùng. Rác bao bì, chủ yếu là túi nhựa, theo đó tăng đột biến. Theo anh Nguyễn Gia Thanh, trung bình 2 tháng nay. Lượng túi nhựa anh dùng gói hàng tăng gấp đôi so với trước, khoảng 6 kg/tháng. Nhiều cửa hàng bán mỹ phẩm, quần áo, thực phẩm online và các siêu thị có dịch vụ giao hàng tận nhà cũng trấn an khách hàng bằng cách bọc nhiều lớp túi nhựa khi giao hàng.

Không chỉ việc mua bán online tiêu tốn khá lớn lượng túi nhựa mà các hàng quán phục vụ đồ ăn, thức uống cũng ngốn khá nhiều hộp xốp, túi nhựa phục vụ khách mang đi.

Rác thải ảnh hưởng trực tiếp lây nhiễm dịch bệnh

Báo cáo về môi trường ở Thái Lan ngày 15-6 cho biết số lượng đơn đặt hàng đồ ăn về nhà. Đã tăng vọt trong đại dịch COVID-19 đã khiến lượng rác thải nhựa gia tăng. Báo cáo ghi nhận nhu cầu giao thức ăn tăng lên do nhiều người phải làm việc tại nhà vì COVID-19. Hầu hết thực phẩm được đóng gói trong hộp nhựa và bỏ vào thùng rác; làm số lượng rác thải nhựa tăng đột biến.

Rác thải ảnh hưởng trực tiếp lây nhiễm dịch bệnh

Phó phát ngôn viên chính phủ – bà Traisuree Taisaranakul. Kêu gọi các quán ăn và các công ty giao đồ ăn tìm biện pháp giảm thiểu sử dụng bao bì nhựa. Hơn nữa, người tiêu dùng cũng nên có thói quen phân loại rác thải. Ngoài ra, lượng chất thải lây nhiễm cũng tăng lên tương ứng. Với số ca bệnh COVID-19 trong những tháng gần đây. Nhất là ở những nơi có nhiều người đang cách ly. Chất thải lây nhiễm là chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao. Bao gồm băng gạc, khăn giấy, phân, dụng cụ y tế hay mẫu bệnh phẩm. Chất thải lây nhiễm cần được xử lý đặc biệt trước khi vứt bỏ.

Theo báo Bangkok Post, chất thải có nguy cơ lây nhiễm. Như khẩu trang đã qua sử dụng, nên được gói 2 lần trong túi nilông, buộc chặt. Và dán nhãn rõ ràng trước khi mang đi thu gom. Báo cáo về môi trường trong năm nay cũng ghi nhận nhiều nguy cơ cần theo dõi như cháy rừng; trữ lượng nước trong các hồ chứa, ô nhiễm không khí ở khu vực đô thị.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *