Đối với những cặp đôi đang yêu, được nắm tay nhau say giấc nồng là một cảm giác thật tuyệt vời. Vì vậy, nếu những ai mà biết rằng có một loài động vật mỗi ngày đều làm hoạt động này thì chắc chắn sẽ cảm thấy ghen tị. Loài động vật được đề cập đến ở đây, đó chính là rái cá biển. Chúng có thể được tìm thấy dọc theo bờ biển Bắc Thái Bình Dương và là loài thuộc họ chồn có kích thước lớn nhất. Chúng có một bộ lông dày nhất trong vương quốc động vật, với 250.000 đến 1 triệu lông trên mỗi inch da.

Tập tính của loài rái cá biển

Có rất nhiều thứ thú vị khi nói về loài vật dễ thương này thế nhưng điều mà mọi người hay đề cập đến đó là chúng thường nắm tay nhau trong khi ngủ. Nhưng tại sao chúng lại làm thế? Rái cá biển thường kết thành một cái “bè” khi chúng ăn, ngủ, nghỉ. Một cái “bè” như vậy thường có từ 2 cho đến cả trăm chú rái cá kết lại. Và để có thể giữ được một cái bè chắc chắn như vậy thì chúng thường nắm tay nhau. Bên cạnh đó nếu chỉ có một mình thì rái cá biển thường dùng các lá rong biển để cuốn mình lại để giữ cho chúng không bị trôi đi khỏi nơi sinh sống.

Rái cá biển là một loài động vật thuộc họ Chồn. Rái cá biển; sinh sống chủ yếu dọc bờ biển Thái Bình Dương của Bắc Mỹ. Phạm vi sinh sống của chúng bao gồm phần nước nông ở eo biển Bering và vùng Kamchatka. Kéo dài đến vùng biển phía nam Nhật Bản.

loài rái cá biển

Rái cá biển ăn các sò và các loại động vật không xương sống như trai, cầu gai, bào ngư… Chúng có khả năng sử dụng đá để mở vỏ của các loài này. Rái cá biển dành phần lớn thời gian của mình ở dưới nước. Trong khi những loài rái cá khác thông thường lại chỉ ở trên bờ.

Rái cá biển sinh nở quanh năm, với đỉnh điểm giữa tháng 5 và tháng 6; trong các quần thể phía Bắc. Và giữa tháng 1 và tháng 3 trong quần thể phía nam. Chúng sinh trong nước và thường đẻ một con nặng 1,4-2,3 kg.

“Của quý” của rái cá đực có nguy cơ ngày càng nhỏ

Cơ quan sinh dục ở rái cá đực có thể bị các hóa chất trong nguồn nước làm ảnh hưởng. Khiến bộ phận này bị suy giảm kích thước. Sau khi nghiên cứu sức khỏe sinh sản ở loài rái cá tại Anh và xứ Wales; các chuyên gia đang bày tỏ sự lo ngại trước xu hướng sụt giảm trọng lượng xương trong “của quý” ở loài này. Cũng như những tình trạng bất thường ở cơ quan sinh dục đực.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, dựa trên báo cáo trước đó; sự thay đổi đáng nguy hiểm trên có thể liên quan đến những hóa chất vô hiệu hóa hormone trong cơ thể sinh vật. Báo cáo trên, do Cục Môi trường Anh tài trợ. Đã được triển khai dưới sự hợp tác giữa Quỹ Môi trường, Sức khỏe và Hóa chất với Đại học Cardiff, theo BBC.

rái cá đực

Trong thập niên 1970, dân số rái cá tại Anh giảm mạnh. Do những dòng sông nước này bị “đầu độc”; bởi hàm lượng cao các chất ô nhiễm sinh học dai dẳng (POP). Sau khi lệnh cấm các loại thuốc trừ sâu được ban hành, rái cá bắt đầu sinh sôi trở lại.

Tuy nhiên, đến nay, loài này lại bắt đầu bị đe dọa, và nghiên cứu mới nhất cho thấy có sự liên quan giữa tình trạng này với các hóa chất phá vỡ hệ nội tiết (EDC), dẫn đến thay đổi ở cơ quan sinh sản, như kích thước cơ quan sinh dục đực.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *