Ancient Origins hôm 15/6 đưa tin, một ngôi mộ cổ bất thường của người phụ nữ quý tộc Viking đã được khai quật tại miền Nam Na Uy. Các nhà nghiên cứu cho rằng nó có niên đại vào khoảng năm 850-950 sau Công Nguyên, tức giữa thời đại Viking. Một phần ngôi mộ là một căn phòng nhỏ bằng gỗ, phía trên đánh dấu bằng một gò đất dài. Phía trong ngôi mộ, nhiều đồ vật nằm xung quanh người đã khuất mà người ở lại chuẩn bị cho họ để mang về thế giới bên kia. Trong đó, các nhà khoa học đã phát hiện loại vải thêu bám trên ghim cài áo hình con rùa trong ngôi mộ này.
Vải thêu bám trên ghim cài áo hình con rùa
Ngôi mộ tồn tại từ năm 850 – 950 ở Hestnes, hạt Trondelag, Na Uy, và được khai quật vào năm 2020. Các chuyên gia tìm thấy 11 cm vải thêu tay trong mộ của một phụ nữ. Từng làm thợ dệt và có địa vị xã hội cao thời Viking. Món đồ tùy táng nguyên vẹn đến khó tin là một báu vật khảo cổ lớn. Giúp các nhà khoa học mở thêm một “cửa sổ” để nhìn vào thế giới huyền thoại của người Viking.
“Những người nghiên cứu vải như chúng tôi sẽ rất mừng kể cả khi tìm thấy mảnh vải dài một cm. Trong trường hợp này, chúng tôi có tới gần 11 cm vải. Việc khai quật được vải thêu cũng cực kỳ hiếm. Đồ thêu thời Viking vốn chỉ được tìm thấy trong một số ngôi mộ sang trọng. Ví dụ như Oseberg và Mammengraven ở Đan Mạch”. Ruth Iren Oien, nhà khảo cổ tại Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy (NTNU), cho biết.
Ngoài vải thêu, mộ người phụ nữ Viking còn chứa dụng cụ dệt, một chiếc ghim cài áo và vài trăm viên ngọc trai nhỏ. Dựa vào các bằng chứng trong mộ, nhóm chuyên gia cho rằng đây là một thợ dệt. Việc người phụ nữ được chôn với nhiều lớp vải dệt cho thấy bà là nhân vật quan trọng. Trong bộ tộc và có địa vị xã hội cao hơn phần lớn mọi người.
Thời kỳ này, quần áo vẫn chưa thể sản xuất hàng loạt bằng máy móc. Việc làm quần áo bằng tay với những dụng cụ cơ bản vô cùng kỳ công và phức tạp. Giá trị của số vải trong mộ có thể cao hơn mọi vật dụng khác.
Vải thêu giúp hiểu thêm về trang phục của phụ nữ Viking
Phát hiện mới cũng giúp nhóm nhà khoa học hiểu thêm nhiều điều về trang phục của phụ nữ Viking. Vì đa số các nghiên cứu trước đây mới chỉ tập trung vào trang phục của chiến binh Viking và các hình thêu.
“Chúng tôi hình dung rằng người phụ nữ đang mặc một chiếc váy yếm. Và dùng ghim hình con rùa để cài lại. Bên trong váy, bà ấy có thể mặc áo sơ mi làm bằng lanh hoặc len mịn. Trên vai, bà ấy khoác áo choàng có thêu hình trang trí. Áo choàng dường như được lót bằng một loại len mịn và dọc theo mép. Chúng tôi có thể thấy dấu vết của đường viền bằng chỉ bện. Đường viền này có thể giúp tăng độ bền cho mép. Đồng thời có tác dụng trang trí”, Oien nói.
Việc tái tạo màu sắc vải thêu Viking rất khó vì chúng được nhuộm bằng thuốc có nguồn gốc thực vật. Không sử dụng bất kỳ hóa chất nào. Hầu hết màu sắc có thể nhận biết bằng mắt thường đều đã thấm xuống đất. Tuy nhiên, công nghệ hiện đại sẽ giúp các nhà khoa học tái tạo những thứ mà mắt thường không thể trông thấy.
Công cụ dệt truyền thống Viking là một trong những món đồ tùy táng đặc sắc
Theo nhà khảo cổ học Raymond Sauvage từ Bảo tàng Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy (NTNU). Đây là một mộ phần bất thường bởi người Viking Na Uy không có thói quen tạo nên những ngôi “mộ phòng”. Dạng mộ này thường được tìm thấy ở Đan Mạch cổ đại.
Người phụ nữ này an nghỉ giữa rất nhiều đồ vật có giá trị, bao gồm hàng trăm viên ngọc trai. Trong mộ, số ngọc tập trung ở vai trái của cô. Nên các nhà khảo cổ nghĩ rằng đó có thể từng là một chiếc vòng cổ ngọc lớn, phức tạp được đeo cho người chết.
Phân tích kỹ hơn các đồ vật còn lại trong ngôi mộ. Nhóm nghiên cứu còn tìm thấy tàn tích của 8 loại vải khác nhau về cấu trúc, chất lượng và hình thức.
Các mẩu vải sẽ tiếp tục được phân tích thành phần hóa học để hiểu rõ sợi vải có nguồn gốc từ đâu. Cũng như cách người Viking đã nhuộm nên tấm áo và chỉ thêu đa sắc màu.
Vải thêu trong ngôi mộ ở Hestnes được lưu giữ rất tốt. Do đó, nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ tìm ra nguồn gốc của các sợi len nhờ phân tích đồng vị. Điều này có thể giúp họ xác định xem chúng được lấy từ cừu ở địa phương. Hay nhập khẩu từ nơi khác.