Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng loài coelacanth cổ đại “sống chậm”, với tuổi thọ lên đến một thế kỷ và thời gian mang thai là 5 năm. Theo một báo cáo của hãng tin AP ngày 18/6, theo một nghiên cứu được các nhà khoa học Pháp công bố trên tạp chí “Sinh học đương đại” ngày 17/6 cho thấy, coelacanth là loài cá đã tồn tại từ thời khủng long, và tốc độ trưởng thành của chúng rất chậm rãi. Theo nghiên cứu, loài cá này giống cái không thể trưởng thành cho đến khi trên 50 tuổi, trong khi giống đực đạt độ tuổi sinh sản từ 40-69 tuổi.

Kỹ thuật tính tuổi của cá Coelacanth

Được gọi là “hóa thạch sống”, cá Coelacanth đã tồn tại được 400 triệu năm. Loài cá này bị cho là tuyệt chủng cho tới khi được phát hiện vào năm 1938 ngoài khơi Nam Phi. Coelacanth ở trong tình trạng nguy cấp đến mức các nhà khoa học chỉ có thể nghiên cứu mẫu vật chết.

cá Coelacanth

Trong quá khứ, các nhà khoa học tính tuổi cá bằng cách đếm những vạch lớn; trên một miếng vảy của cá Coelacanth. Bằng cách này, tuổi thọ của cá Coelacanth trước đó được ước tính là khoảng 20 năm. Tuy nhiên, các nhà khoa học Pháp phát hiện phương pháp này bỏ qua những vạch nhỏ hơn; chỉ có thể được nhìn thấy bằng ánh sáng phân cực – kỹ thuật xác định tuổi cá thương mại.

Bruno Ernande, đồng tác giả nghiên cứu tại viện nghiên cứu biển của Pháp; cho biết ánh sáng phân cực hé lộ mỗi vạch lớn sẽ đi kèm 5 vạch nhỏ. Từ đó, các nhà nghiên cứu kết luận mỗi vạch nhỏ sẽ tương ứng với một tuổi của cá Coelacanth. Điều này cho thấy mẫu vật lớn tuổi nhất mà họ có ở vào tuổi 84.

Quá trình sinh sản của loài cá này

Bằng kỹ thuật tương tự, các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu 2 bào thai của cá Coelacanth. Từ đó ước tính mẫu vật lớn nhất là 5 tuổi. Vì thế, họ nhận định thời kỳ mang thai ở cá Coelacanth kéo dài ít nhất 5 năm. Cá Coelacanth sinh sản trực tiếp như người, không qua đẻ trứng.

Giai đoạn thai nghén 5 năm là “rất kỳ lạ” đối với cá hoặc các loài động vật khác; theo Harold Walker, thuộc Viện Hải dương học Scripps (Mỹ). Ông Walker không thuộc đội nghiên cứu trên.

Tuy không có liên hệ về mặt di truyền và có đặc điểm tiến hóa khác; cá Coelacanth có tốc độ trưởng thành chậm tương tự các loài cá sống ở biển sâu (như cá mập và cá đuối), theo ông Ernande. “Chúng có thể có lịch sử tiến hóa giống nhau vì môi trường sống của chúng tương tự”, ông Ernande nói.

Ngư dân kể chuyện bắt cá Coelacanth

Sáng ngày 19 tháng 5 vừa qua, ngư dân Lahama, 48 tuổi; cùng con trai buông lưới tại khu vực ngoài khơi cửa sông Malalayang. Gần thành phố Manado trên đảo Sulawesi, Indonesia. Lưới của cha con ngư dân Lahama đánh bắt hải sản ở vùng biển cách bờ khoảng 200 m.

Sau khi đã buông tấm lưới dài khoảng 110 m có 3 lưỡi câu, được khoảng 3 phút; ông Lahama nhận thấy lưới có dấu hiệu bắt được nhiều cá. Khi kéo lưới lên, ông thấy rất nặng, đến mức hai cánh tay của cha con ông đau nhừ. Vì sức kéo ngược trở lại của cá. Khi đó ông đã nghĩ hay là lưới của mình mắc phải san hô? Hai cha con ngư dân Lahama vật lộn với tấm lưới trong khoảng 30 phút; thì kéo được lên đến độ sâu còn khoảng 20 m nước.

chuyện bắt cá Coelacanth

Đó là một ngày đẹp trời, sóng yên, trời quang biển lặng, nắng nhẹ. Qua làn nước trong vắt, ông Lahama nhìn thấy một một con cá rất lớn không còn chống cự nữa; ngoan ngoãn chịu để cho cha con người đánh cá kéo lưới lên.

Mời bạn đọc truy cập xellaser.com để theo dõi nhiều tin tức hay khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *