Ancient Origins hôm 29/6 đưa tin, các nhà khảo cổ học ở miền tây Thổ Nhĩ Kỳ vừa khai quật được một bức tượng bằng đá cẩm thạch 1.800 năm tuổi từ tàn tích của thành phố cổ Metropolis, ở vùng tự trị Torbali thuộc tỉnh Izmir, Tây Thổ Nhĩ Kỳ. Thành phố cổ Metropolis được mệnh danh là “Thành phố của Thánh Mẫu” trong thời kỳ La Mã cổ đại. Metropolis là cái tên được dành tặng cho nhiều thành phố khác nhau. Cuộc khai quật này là sự hợp tác giữa Phòng Khai quật của Bộ Văn hóa và Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ và Đại học Celal Bayar.

Bức tượng bằng đá cẩm thạch 1.800 năm tuổi

Bức tượng khắc họa một người phụ nữ mặc áo choàng đứng trên bục. Dù thiếu đầu và hai cánh tay – những bộ phận có thể gắn riêng. Nhưng các phần khác vẫn được bảo quản tốt.

Thành phố Metropolis nằm trong vùng Torbali của tỉnh Izmir, gần bờ biển phía tây của Thổ Nhĩ Kỳ. Những người định cư đầu tiên đến đây vào thời kỳ Đồ Đá Mới. Khoảng năm 10000 – 1900 trước Công nguyên.

Trong thời Đồ Đồng (khoảng năm 3300 – 1200 trước Công nguyên), Metropolis có tên Puranda. Và là một phần thuộc vương quốc Arzawa của người Hittite. Thời kỳ Hy Lạp hóa (năm 323 TCN – 31 trước Công nguyên), thành phố do vương quốc Pergamum cai quản.

Bức tượng bằng đá cẩm thạch 1.800 năm tuổi

Các nhà khoa học đã khai quật thành phố Metropolis suốt 30 năm. Và tìm thấy hơn 11.000 hiện vật thuộc nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Gồm tiền xu, thủy tinh, gốm sứ, tượng nhỏ, tác phẩm điêu khắc. Và nhiều đồ tạo tác bằng xương, ngà voi, kim loại. Những phát hiện đáng chú ý gồm phòng tắm La Mã tinh xảo. Với nhiều hình điêu khắc, tượng đấu sĩ, 4 bể lớn đủ chứa 600 tấn nước cho thành phố. Ngoài đền thờ và nhà hát hình tròn, nhiều công trình khác cũng được khai quật. Như khu thể thao, hội trường, cửa hàng, đại lộ, phòng trưng bày và nhà vệ sinh công cộng.

Bức tượng là tác phẩm điêu khắc về một người phụ nữ mặc áo choàng

Dựa vào niên đại, nhóm nghiên cứu cho rằng tượng người phụ nữ không đầu được điêu khắc. Vào thời điểm đế quốc La Mã kiểm soát Anatolia (vùng diện tích thuộc châu Á của Thổ Nhĩ Kỳ). Họ cần nghiên cứu kỹ hơn để xác định danh tính và mục đích của bức tượng. Chuyến khai quật mới đây do Bộ Văn hóa và Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ. Cùng Đại học Celal Bayar phối hợp tổ chức, dự kiến tiếp tục triển khai trong năm nay.

Bức tượng là tác phẩm điêu khắc về một người phụ nữ mặc áo choàng

Trước đó, một nhóm nhà nghiên cứu gồm 20 nhà khảo cổ. Do giáo sư Süleyman Yücel Şenyurt, giáo sư Süleyman Yücel Şenyurt, đứng đầu bộ môn Khảo cổ học của trường Đại học Gazi trực tiếp phát hiện. Một tác phẩm điêu khắc bằng đá cẩm thạch tên là tượng Cybele. Một vị “Mẫu Nữ Thần” ở tỉnh Ordu, miền bắc Thổ Nhĩ Kỳ nằm trên bờ biển Đen.

Nhóm này cũng đã phát hiện ra nhiều hiện vật cổ xưa vào tháng 9 năm ngoái tại Kurul Kalesi, hay là pháo đài cổ của thành phố… Được biết, công trình điêu khắc cao 110 cm mang hình hài của nữ thần ngồi trên ngai. Ước tính tượng nặng 200kg và đang được giới thiệu trong bảo tàng khảo cổ học ở Ordu.

Theo Thị trưởng Ordu, ông Enver Yilmaz cho biết thêm, công việc khai quật là rất quan trọng để tìm hiểu về lịch sử của khu vực. Bức tượng nữ thần Cybele đã được 2.000 người đến thăm chỉ trong 45 ngày qua kể từ khi phát hiện. Các hiện vật lịch sử sẽ được trưng bày cho khách đến tham quan, chiêm ngưỡng. Sau khi tất công việc khai quật phục hồi hiện trường, bảo tồn hiện vật hoàn thành.

Mời độc giả xem thêm những tin tức cập nhật trong chuyên mục:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *