Các nhà khoa học tin rằng những người Homo longi hay còn được biết đến là “Người Rồng” mới được phát hiện có thể thay thế người Neanderthal để ứng cử cho vị trí họ hàng gần nhất của chúng ta. Ngày 25/6, trên tạp chí The Innovation, các nhà khoa học đã công bố một hộp sọ người tiền sử được phát hiện ở Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc. Theo Agence France-Presse, loài mới này được đặt tên là “Homo Iongi” hay “Dragon Man” (tạm dịch là “Người rồng”). Mời bạn đọc cùng khám phá câu chuyện khoa học bí ẩn này với chúng tôi.

Sự phát hiện vĩ đại mang tính lịch sử

“Hóa thạch từ Cáp Nhĩ Tân và những vết tích khảo cổ khác từ Trung Quốc đã tạo nên dòng dõi thứ ba của loài người sau này, cùng với người Neanderthal và Homo sapiens”, ông Chris Stringer, một trong những tác giả của công trình nghiên cứu, cho biết.

Tại Trung Quốc, hộp sọ được phát hiện đầu tiên từ năm 1930 và giấu dưới lòng giếng nhiều năm sau đó để tránh rơi vào tay quân đội Nhật Bản. Đến năm 2018, theo di ngôn của một người dân địa phương, hộp sọ được tiết lộ và trao cho ông Ji Qiang; một giáo sư tại Đại học Địa lý Hà Bắc, Guardian đưa tin. Với niên đại khoảng 146.000 năm, hộp sọ Cáp Nhĩ Tân có miệng rộng, hốc mắt và hàm răng lớn. Đồng thời có thể chứa não bộ có kích thước tương đương với não người hiện đại.

người Homo longi 

Tên gọi “Người Rồng” có nguồn gốc từ sông Hắc Long Giang, gợi nhắc đến hình tượng rồng; trong tên dòng sông nơi hộp sọ được tìm thấy. Dựa trên đánh giá về vị trí phát hiện và hình ảnh mô phỏng. Nhóm nghiên cứu do ông Ji Qiang dẫn đầu tin rằng; người Homo longi thích nghi tốt với môi trường khắc nghiệt và đã từng phân tán khắp châu Á.

“Nhóm người ở Cáp Nhĩ Tân có mối liên kết chặt chẽ với Homo sapiens hơn là người Neanderthal”, ông Stringer cho biết. “Trong trường hợp được xem là một nhánh riêng biệt; ‘Người Rồng’ sẽ là loài có quan hệ họ hàng gần nhất với người hiện đại”, ông Stringer nói thêm.

Những nghiên cứu mới nhất về người Homo longi

Theo các nhà nghiên cứu, nếu Homo sapiens đến Đông Á vào thời điểm Homo longi hiện diện. Trong quá trình sinh sống gần gũi, các loài thuộc chi Người có thể đã xảy ra hôn phối.

Ông Stringer cho biết: “Homo longi tạo lập dòng dõi người thứ ba ở Đông Á với lịch sử tiến hóa riêng biệt. Điều này càng cho thấy khu vực trên có vai trò quan trọng đối với sự tiến hóa của loài người”. Trước đó, giới nghiên cứu cũng vừa phát hiện xương hóa thạch; có thể thuộc về một nhóm người cổ đại chưa từng được biết đến. Sống cách đây 100.000 năm ở khu vực Levant, Israel.

Các bộ xương của nhóm người này có sự kết hợp đặc biệt giữa người Neanderthall; và một số đặc điểm ban đầu của con người. Khiến chúng khác biệt với người Homo sapiens sống trong khu vực đó vào cùng thời điểm. Dù vậy, các nhà khoa học từ chối tuyên bố đây là một loài mới.

Phát hiện hóa thạch nhóm người cổ đại khác ngoài Homo longi

Các nhà nghiên cứu khai quật được xương của nhóm người này, cùng với các công cụ bằng đá và hài cốt của ngựa, hươu hoang dã và bò hoang trong một hố sụt tại địa điểm khảo cổ Nesher Ramla, gần thành phố Ramla ở miền Trung Israel, theo Guardian.

Các bộ xương của nhóm người này có sự kết hợp đặc biệt giữa người Neanderthal và các đặc điểm ban đầu của con người. Khiến chúng khác biệt với người Homo sapiens (tổ tiên của loài người); sống trong khu vực đó vào cùng thời điểm.

hóa thạch

Tuy nhiên, các nhà khoa học từ chối tuyên bố đây là một loài mới. Họ tin rằng các cá thể sống ở khu vực Nesher Ramla này; có thể đã đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa của con người.

Do các hóa thạch cổ nhất của người Neanderthal được tìm thấy ở châu Âu. Nhiều nhà khoa học cho rằng nhóm người, được coi là anh em họ của loài người chúng ta, có nguồn gốc từ châu Âu. Tuy nhiên, hóa thạch của nhóm người mới ở Israel, được đặt tên là Nesher Ramla Homo. Lại cổ hơn so với hóa thạch của người Neanderthal cùng thời ở lục địa Âu – Á và người Homo sapiens ở Levant.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *