Hãng ô tô khổng lồ Ford và hãng sản xuất máy tính HP – hai thương hiệu tưởng chừng như không có mối liên hệ với nhau, mới đây đã công bố về mối hợp tác song phương trong lĩnh vực sản xuất linh kiện ô tô. Cụ thể Ford và HP sẽ hợp tác để tái chế các loại bột và các bộ phận in 3D thành các linh kiện ô tô được dùng trong các loại xe của Ford. Đây được xem là một bước đi đột phá trong công nghệ sản xuất ô tô của Ford. Hãy cùng bài viết dưới đây của chúng tôi tìm hiểu những thông tin cụ thể hơn về phương pháp này nhé.

Giới thiệu về Ford và HP

Công ty Ford Motor là một công ty đa quốc gia của Hoa Kỳ. Và là nhà xản suất xe ôtô lớn hàng thứ 5 trên thế giới theo số lượng xe bán ra toàn cầu. Theo sau Toyota, General Motors, Volkswagen và Hyundai-Kia. Có trụ sở tại Dearborn, Michigan, ngoại ô Detroit. Hãng được thành lập bởi Henry Ford và các cổ đông vào ngày 16 tháng 6 năm 1903. Ngoài các chi nhánh của Lincoln; Ford cũng sở hữu một ít cổ phần trong Mazda của Nhật và Aston Martin của Anh. Các công ty trước đây ở Anh của Ford như Jaguar và Land Rover đã được bán cho Tata của Ấn Độ vào tháng 3 năm 2008.

Ford

HP được thành lập ngày 1/1/1939 tại bang tại bang California, Palo Alto, Mỹ. HP là tên viết tắt quen thuộc của Hewlett-Packard. Là tập đoàn đứng top trong các tập đoàn công nghệ lớn nhất thông tin thế giới tính theo doanh thu hàng đầu. HP gây dựng bởi Bill Hewlett và Dave Packard. Được thành lập từ các công sự tốt nghiệp Đại học Stanford. Hình thức ban đầu của công ty là sản xuất đo lường công cụ và kiểm định đầu tư với nguồn vốn chỉ US$538.

Ford và HP công bố mối quan hệ hợp tác

Ford và HP đã công bố mối quan hệ hợp tác. Nhằm giúp kéo dài tuổi thọ của bột và các bộ phận in 3D đã được sử dụng. Biến chúng thành các linh kiện ô tô. Theo SlashGear, các thành phần được sử dụng trong xe tải Ford Super Duty F-250 tạo ra cái mà Ford gọi là “vòng lặp khép kín về chất thải”. Ford cũng lưu ý quá trình này được thực hiện trong vòng chưa đầy 1 năm. Từ ý tưởng ban đầu đến ứng dụng và các bộ phận.

Ford cho biết, họ đã sử dụng các vật liệu tái chế nói trên. Nhằm tạo ra các đoạn ống dẫn nhiên liệu khuôn phun được sử dụng trong Super Duty F-250. Theo Ford, các bộ phận này đã cải thiện khả năng chống ẩm và hóa chất so với các phiên bản thông thường. Và nhẹ hơn 7% cũng như rẻ hơn 10%. Các nhà nghiên cứu của Ford xác định được mười đoạn đường dẫn nhiên liệu khác trên các phương tiện hiện có. Thứ có thể hưởng lợi từ việc sử dụng vật liệu tái chế. Công ty cho biết sẽ tung ra các bộ phận này trong các mẫu xe tương lai.

Tiến trình áp dụng công nghệ mới

Tiến trình áp dụng công nghệ mới

Cũng theo Ford, trong khi nhiều nhà sản xuất ô tô đang tìm cách sử dụng công nghệ in 3D. Họ và HP là các hãng đầu tiên tìm ra ứng dụng có giá trị cao cho loại bột thải mà nếu không sử dụng sẽ phải đem đi chôn lấp. Ford tiết lộ họ đang phát triển các ứng dụng mới. Và sử dụng vô số quy trình và vật liệu để in 3D bao gồm sợi, cát, bột… Hiện tại, nhà sản xuất ô tô của Mỹ sử dụng in 3D cho các bộ phận và đồ đạc xe thương mại khối lượng thấp khác nhau. Do công nhân trên dây chuyền lắp ráp của hãng thực hiện.

Cuối cùng, Ford cho biết họ đang đặt mục tiêu sử dụng 100% vật liệu bền vững trong xe của mình. Một số vật liệu mà Ford tái chế đến từ SmileDirectClub. Nơi in các niềng răng được sử dụng để làm thẳng răng. SmileDirectClub có 60 máy in 3D HP. Và sản xuất hơn 40.000 niềng răng mỗi ngày. Các bộ phận đã qua sử dụng được thu gom và tái chế bởi HP. Trước khi chuyển sang cho Ford. Quy trình này được hỗ trợ bởi quá trình ép phun do một công ty có tên là Lavergne thực hiện từ các kim loại tái chế.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *