Mục lục
Ý tưởng sử dụng các mảnh ghép Lego để phục hồi rạn san hô
Một thí nghiệm khoa học đang diễn ra trên một hòn đảo ngoài khơi của Singapore với mục đích tìm ra giải pháp tái tạo lại bề mặt của rạn san hô bằng những mảnh ghép Lego. Nhờ vào cấu tạo có thể tháo rời giúp cho việc cố định san hô và các loại trai nghêu khổng lồ dễ dàng hơn.
Giải pháp kỳ lạ này là do Neo Mei Lin, nhà sinh vật biển hàng đầu. Đồng thời cũng là thành viên nghiên cứu cấp cao đến từ Viện khoa học Biển nhiệt đới của đại học quốc gia Singapore. Cô cùng với một nhà khoa học hàng hải khác Jani Tanzil cùng nhau thực hiện. Mục đích của dự án này là hồi sinh và phục hồi các quần thể san hô của Singapore. Vốn chúng đã hư hại do chịu ảnh hưởng từ việc phát triển ven biển và hoạt động của cảng biển.
Jani Tanzil cho biết: “Việc phát triển đất đai ảnh hưởng nghiêm trọng đến biển. Là các nhà khoa học về biển, chúng tôi chắc chắn đã thấy những tác động của điều đó đối với bờ biển, rừng ngập mặn và cỏ biển”.
Cách tiếp cận độc đáo của họ gây tiếng vang trong khu vực và quốc tế. Với những người đã chuyển sang các phương tiện độc đáo để tái tạo rạn san hô. Chẳng hạn tại Hồng Kông, các nhà sinh học biển đã chuyển sang in 3D. Đây được xem như là một phương tiện phục hồi các rạn san hô đã chết và bị hư hại.
San hô thu được từ biển sẽ được gắn vào những mảnh ghép Lego
Làm việc với các cơ quan chính phủ như Ủy ban Công viên Quốc gia Singapore (NParks), Neo và Tanzil hy vọng rằng dự án đầy tham vọng của họ sẽ giúp tăng khả năng phục hồi của các quần thể san hô địa phương. Đồng thời, dự án sẽ được dần dần mở rộng diện tích bề mặt rạn san hô.
Các rạn san hô vô cùng đẹp và kiên cường
Các rạn san hô của Singapore có thể không nhiều màu sắc nhưng chúng rất kiên cường và tính chịu đựng rất tốt.
Neo Mei Lin cho biết: “Biến đổi khí hậu đang diễn ra với tốc độ nhanh hơn những gì con người tưởng tượng. Cùng với đó các rạn san hô cũng đã được chứng minh có khả năng phục hồi rất tốt. Chúng vẫn còn thể sống sót và tồn tại trong môi trường khu vực ven biển. Đây là nơi chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các hoạt động biển. Các rạn san hô của Singapore có thể không nhiều màu sắc và đẹp như ở Úc hoặc Maldives. Thế nhưng chúng rất kiên cường và tính chịu đựng rất tốt. Đó là một dấu hiệu đáng mừng”.
Trong cơ sở nghiên cứu ngoài khơi của họ nằm cách đất liền Singapore chưa đầy một giờ đi thuyền. Các dãy bể nước mặn chứa đầy các mảnh san hô, cá ngựa, mực biển, trai khổng lồ. Ngoài ra còn có các động vật không xương sống ở biển như nhím biển và hải sâm.
Bắt đầu dự án bằng các mảnh san hô và Lego
Neo Mei Lin và Tanzil bắt đầu dự án bằng các mảnh san hô thu được từ biển. Sau đó, thực hiện gắn chúng vào những mảnh ghép Lego do bạn bè và mọi người quyên góp.
Họ cho biết: “Những mảnh ghép Lego rất hữu ích cho nghiên cứu và thử nghiệm. Cụ thể là chúng tôi phát triển những mảnh san hô nhỏ trong vườn ươm trước khi chúng tôi cấy san hô trở lại biển. Khi san hô đã phát triển và sẵn sàng quay trở lại đại dương, những viên gạch sẽ được lấy ra. Đồng thời, tái sử dụng cho các dự án khác trong tương lai”.
Do sự phức tạp trong cấu trúc của quần thể và tốc độ phát triển khá chậm của chúng. Dự án phục hồi này dự kiến sẽ kéo dài nhiều năm.
Ngoài việc phục hồi lại san hô, Neo Mei Lin và Tanzil cũng mong muốn tìm ra các giải pháp tiết kiệm không gian nuôi san hô. Cụ thể là theo phương thẳng đứng, một cách thường được dùng ở những nơi khan hiếm diện tích. Tanzil cho biết: “Nuôi theo phương thẳng đứng không hẳn là một giải pháp mới lạ. Nhưng đây là lần đầu tiên cách này được thử nghiệm trên san hô ở Singapore. Chúng tôi muốn nuôi nhiều loài san hô với đa dạng về mặt di truyền. Điều này sẽ giúp tỷ lệ phục hồi của san hô trở nên cao hơn và tăng cơ hội sống sót của chúng. Đặc biệt là trong môi trường tự nhiên”.
Rạn san hô – Hệ sinh thái đa dạng nhất thế giới
Rạn san hô là một trong những hệ sinh thái đa dạng nhất thế giới. Tuy chỉ chiếm chưa tới 1% diện tích đại dương nhưng lại có tới 25% số sinh vật biển sống ở đó. Nhiều đến mức người thường ví những rạn san hô như những khu rừng nhiệt đới dưới đáy biển. Với nhiều loài quý hiếm đã được bảo tồn hiện nay.
Tuy nhiên, nhiều quần thể san hô vẫn đang đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng. Hệ sinh thái rạn san hô có cấu trúc rất phức tạp và rất nhạy cảm. Cụ thể là do các hoạt động từ con người như tràn dầu, ô nhiễm và biến đổi khí hậu. Những dải san hô ở Great Barrier Reef cũng đã gặp hiện tượng chuyển sang trắng do quá trình tẩy trắng.
Các chuyên gia cho biết ở Singapore, một quốc đảo được bao bọc bởi biển, có đến phân nửa rạn san hô đã biến mất do nhiều nguyên nhân. Một loài san hô quý hiếm có tên Neptune đã bị đe dọa ở mức nghiêm trọng. Do tỉ lệ đánh bắt quá mức và được cho là đã tuyệt chủng ở vùng biển Singapore. Nhưng chúng đã được phát hiện lại gần đây ở một số hòn đảo ngoài khơi. Do mức độ hoạt động biển đã bị giảm trong Đại dịch.
Neo Mei Lin cho hay: “Thật đơn giản để chúng ta hiểu tại sao nên cứu các loài sinh vật biển. Cụ thể như như cá heo và cá voi. Nhưng không nhiều người nhận ra rằng môi trường sống của chúng cũng bị đe doạ. Đặc biệt là bởi các hoạt động từ con người”.