Theo cập nhật thông tin dưới đây, Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ T-S.Home là đơn vị trúng đấu giá mỏ cát 2.800 tỷ trên mỏ cát sông Tiền thuộc xã Bình Xuân, huyện Chợ Mới tỉnh An Giang. Nhưng để có thể khai thác thì công ty phải làm các thủ tục, điều lệ của chính quyền nhà nước thì mới có khả năng khai thác được. Được biết công ty chưa bị khiếu nại hay tố cáo nào của cá nhân, đơn vị nào sau cuộc đấu giá. Thực hư câu chuyện này như thế nào, mọi người cùng chúng tôi tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.
Mục lục
Bất ngờ ở khu vực mỏ cát có giá trúng thầu
Ngày 13/4, Sở TN&MT tỉnh An Giang phát đi thông cáo báo chí liên quan đến vụ mỏ cát trên sông Tiền (địa phận xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới) được đấu giá hơn 2.800 tỷ đồng. Theo đó, hôm 26/3, buổi đấu giá quyền khai thác khoáng sản cát sông làm vật liệu xây dựng mỏ Bình Phước Xuân; được tổ chức tại Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh. Sở TN&MT tỉnh An Giang cho biết, mỏ cát Bình Phước Xuân có diện tích 60,3ha. Khoảng cách biên mỏ đến cù lao Bình Phước Xuân nơi gần nhất là 140m.
Trữ lượng dự kiến khai thác hơn 2,3 triệu m3. Mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản khởi điểm tạm tính tương đương 7,2 tỷ đồng. Buổi đấu giá diễn ra 45 vòng; qua đó thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản trúng đấu giá 1.951%, tạm tính là 2.811 tỷ đồng. Đơn giá trúng đấu giá hơn 1,18 triệu đồng/m3 cát khai thác. Công ty TNHH thương mại và dịch vụ T-S.Home (số 14, đường 11, khu dân cư Ven Sông, phường Tân Phong, quận 7, TP.HCM). Do ông Hồ Quang Thái Dũng làm giám đốc trúng đấu giá. Vốn điều lệ của công ty này theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 27 tỷ đồng. Và thư cam kết tài trợ vốn vay thực hiện dự án 50 tỷ đồng…
Thời hạn của phiên đấu giá
Công ty T-S.HOME đề nghị cấp giấy khai thác
Sở TN&MT tỉnh An Giang cho biết; từ khi phiên đấu giá kết thúc đến nay chưa nhận được bất kỳ khiếu nại, tố cáo vi phạm nào của các cá nhân, đơn vị về trình tự và kết quả của phiên đấu giá. “Sở sẽ mời và làm việc cụ thể với đơn vị trúng đấu giá để xác nhận. Và hướng dẫn thực hiện các nội dung như: Chứng minh nguồn lực tài chính cụ thể và thống nhất thời gian nộp tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Và phương thức thu tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản quy định”. Sở TN&MT tỉnh cho biết; cụ thể là Công ty T-S.HOME phải nộp hơn 140 tỷ vào năm đầu tiên để được cấp quyền khai thác.
Được biết, Công ty T-S.HOME là doanh nghiệp được thành lập vào ngày 23-1-2018. Vốn điều lệ sáng lập là 9 tỷ đồng, góp bởi 2 cổ đông và đăng ký lĩnh vực kinh doanh chính là giặt là, làm sạch các sản phẩm dệt và lông thú. Bên cạnh đó là vệ sinh nhà cửa và các công trình khác. Đến năm 2020, vốn điều lệ tăng lên 45 tỷ đồng và chuyển hướng sang lĩnh vực thi công xây dựng, buôn bán khoáng sản với ngành hoạt động chủ đạo là chuẩn bị mặt bằng. Trong 4 năm tiếp theo mỗi năm phải nộp hơn 667 tỷ đồng. Thời gian khai thác mỏ là 12 năm, mỗi năm khai thác 200.000 m3.
Đánh giá tác động môi trường về quyền khai thác mỏ cát
Trường hợp công ty T-S.HOME không chứng minh được khả năng tài chính đáp ứng nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản như nói trên. Thì công ty sẽ không còn quyền của đơn vị trúng đấu giá khu mỏ cát Bình Phước Xuân. Sở TN&MT khẳng định, trong thời hạn 1 năm kể từ ngày kết thúc phiên đấu giá, tổ chức; cá nhân trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò khoáng sản. Phải thực hiện hoàn thành việc xin phép thăm dò, trình phê duyệt trữ lượng, đánh giá tác động môi trường. Và nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép…
Ngoài ra, không được chuyển nhượng kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản; cho tổ chức, cá nhân khác lập hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động khoáng sản. “Quyết định công nhận trúng đấu giá không phải là loại giấy phép khai thác khoáng sản chứng minh năng lực có nguồn cát để bổ sung hồ sơ tham gia dự thầu. Hoặc đấu thầu các công trình xây dựng, san lắp. Giấy phép khai thác khoáng sản được cấp mới đủ điều kiện khai thác”, Sở TN&MT An Giang cho biết thêm.
Phân tích của Giám đốc Sở TN&MT An Giang
Ông Nguyễn Việt Trí – Giám đốc Sở TN&MT An Giang: Đối với các mỏ khoáng sản trên địa bàn, tới đây sở sẽ đưa ra đấu giá quyền khai thác để tăng nguồn thu ngân sách. Còn đối với những mỏ được cấp phép mà hết hạn cũng sẽ đề xuất thu hồi; chứ không gia hạn như cách làm cũ. Trong hoạt động quản lý, khai thác khoáng sản thì đơn vị luôn yêu cầu. Các doanh nghiệp được cấp phép thăm dò, khai thác phải lắp thiết bị giám sát hành trình, định vị trên các phương tiện.
Bên cạnh đó, các tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác khoáng sản phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên phương tiện được phép khai thác và kết nối với máy chủ đặt tại Sở TN&MT để giám sát hoạt động khai thác khoáng sản đối với cát sông. Tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác khoáng sản có vi phạm lần thứ nhất sẽ tiến hành xử lý vi phạm hành chính. Theo quy định nếu tái phạm sẽ xem xét thu hồi giấy phép. Hoặc không được gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản khi hết hạn.
Các khu mỏ trước khi được cấp phép khai thác. Bắt buộc phải hoàn thành thủ tục đánh giá tác động môi trường. Và đánh giá tác động đến lòng bờ bãi sông theo Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24 -2-2020 của Chính phủ Quy định về Quản lý cát; sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông. Thông qua việc kiểm tra bằng mô hình toán thủy lực. Do đó, việc cấp phép khai thác theo đúng quy định sẽ không ảnh hưởng đến sạt lở bờ.