Suy tim thường được dùng để chỉ người bệnh bị suy tim mãn. Đó là một căn bệnh xảy ra khi tim mất khả năng bơm hiệu quả để có thể duy trì dòng máu đáp ứng được các nhu cầu của cơ thể. Căn bệnh suy tim là một căn bệnh khá nguy hiểm với nhiều người. Với những người mắc bệnh suy tim việc duy trì chế độ tập luyện khoa học cùng với chế độ dinh dưỡng theo tư vấn của bác sĩ sẽ góp phần trong việc điều trị bệnh hiệu quả. Thông thường những người bị suy tim sẽ gặp giới hạn về sức vận động. Hãy cùng xellaser.com tìm hiểu cách luyện góp phần giúp cho việc điều trị hiệu quả căn bệnh suy tim.

Động tác nhún vai

  • Đứng dậy và thư giãn.
  • Xoay vai theo 1 vòng tròn: lên, xuống, phải, trái và ngược lại.
  • Lặp lại động tác bài tập thể dục điều trị suy tập với động tác nhún vai này nhiều lần (5 – 10 lần)
  • Lưu ý: chỉ di chuyển vai, không di chuyển cánh tay

Xoay cổ sang trái, phải

Xoay cổ sang trái, phải

Cách thực hiện bài tập thể dục điều trị suy tim với động tác xoay cổ sang trái, phải:

  • Bắt đầu bài tập thể dục điều trị suy tập với động tác xoay cổ sang trái, phải với quay đầu nhẹ nhàng sang 1 bên phải.
  • Lấy tay trái nâng cằm từ từ lên cao hơn 1 chút.
  • Thư giãn và hít thở chậm, sau đó lặp lại các động tác trên ở bên trái. Lặp lại động tác trên 5 lần.

Kéo dãn cơ hông

Cách thực hiện Bài tập thể dục điều trị suy tập với động tác kéo dãn cơ hông:

  • Nằm trên mặt sàn phẳng, chân gác trên tường. Tay phải úp xuống sàn, tay trái hướng lòng bàn tay lên trên.
  • Từ từ xoay từ phần hông đến mũi chân sang trái, sau đó sang phải.
  • Chú ý khi di chuyển giữ nguyên tư thế của phần trên cơ thể như hình.

Căng giãn bắp tay

  • Đứng và nắm cửa bằng tay phải như hình trái (duỗi thẳng tay)
  • Nhẹ nhàng xoay đầu, cổ, vai, hông sang trái
  • Trở về tư thế ban đầu và tiếp tục đổi bên.

Căng giãn cơ dưới bắp tay

Cách thực hiện:

  • Ngồi khoanh chân, hít thở sâu và thư giãn
  • Đưa tay phải về phía sau vai, khủy tay hướng lên trên. Dùng tay trái từ từ đẩy khủy tay phải lên cao hết sức có thể.
  • Đưa tay trở về vị trí ban đầu và lặp lại động tác trên cho tay trái.

Căng giãn cơ đùi và bắp chân

Căng giãn cơ đùi và bắp chân

Cách thực hiện:

  • Đứng thẳng, hai chân chụm vào nhau, mũi chân cách cửa 1 khoảng (10 – 20cm)
  • Từ từ khom người lại và đẩy mông ra sau (tư thế chữ V) để cảm nhận được sức căng ở bắp đùi.
  • Sau đó từ từ trở về vị trí ban đầu.
  • Lưu ý: đảm bảo cửa chắc chắn. Cần đi giày hoặc tất sợi coton để không bị trượt.

Thư giãn chân, mắt cá chân

Cách thực hiện:

  • Đứng cạnh cửa như tư thế hình (A)
  • Dùng tay nắm chặt khung cửa và từ từ kiễng gót chân sau lên và kéo người về phía trước như hình (B), không kéo chân.
  • Trở về tư thế bình thường, nắm tay trái vào khung cửa, bước chân phải lên 1 bước làm trụ, đặt mũi chân trái ra sau và từ tự khụy xuống, giữ vài giây (như hình C), sau đó trở về tư thế ban đầu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *