Hồ Tây chính là một trong những nơi thắng cảnh vô cùng nổi tiếng tại thủ đô Hà Nội. Nơi có khá nhiều di tích văn hóa lịch sử gắn liền với lịch sử hình thành, phát triển của Kinh Thành Thăng Long xưa và ngày nay. Hồ Tây là hồ nước tự nhiên nơi đây mọi người thường ngày hãy tới tập trung thư giãn tán chuyện, tập thể dục. Nhưng mới đây, thông tin được cho rằng hồ Tây tự dựng bị ô nhiễm chuyển màu xanh rêu. Khiến cho khá nhiều người ngỡ ngàng về vấn đề này xảy ra. Các bộ TN-MT đã gấp rút vào cuộc để điều tra xử lý vấn đề này triệt để.
Nước hồ Tây bất ngờ chuyển màu
Bộ TN-MT vừa có văn bản về việc nước hồ Tây bất ngờ chuyển màu xanh rêu đậm. Gây lo lắng trong dư luận về vấn đề môi trường và sự sống của các sinh vật trong hồ. Bộ TN-MT cho biết đã tổ chức kiểm tra, xác minh trước sự việc nước hồ Tây; bất ngờ chuyển màu xanh rêu đậm trong thời gian qua. Kết quả kiểm tra cho thấy, chất lượng môi trường nước tại hồ Tây đang có dấu hiệu bị ô nhiễm. Nhiều thông số môi trường trong nước hồ vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Về chất lượng nước mặt QCVN 08-MT:2015/BTNMT; sinh khối và mật độ tế bào thực vật cao (tập trung chủ yếu là các chi dạng tập đoàn vi khuẩn lam Microcystis, Alphanocapsa, Merismopedia. Và các tập đoàn tảo lục Scenedesmus, Crucigena,…).
Để đảm bảo chất lượng môi trường nước hồ Tây phù hợp với yêu cầu phát triển về kinh tế – xã hội, văn hóa, lịch sử và môi trường, Bộ TN-MT đã có văn bản số 1464/BTNMT-TCMT gửi UBND TP Hà Nội đề nghị chỉ đạo các cơ quan chức năng của TP khẩn trương triển khai một số biện pháp cải thiện chất lượng môi trường nước hồ.
Đề nghị Hà Nội quan tâm hồ Tây
Bộ TN-MT đề nghị thực hiện ngay các biện pháp cải thiện chất lượng môi trường nước tại hồ Tây. Đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Duy trì sự cân bằng hệ sinh thái trong hồ.
Bên cạnh các thông số môi trường đã được quan trắc thông qua hệ thống quan trắc tự động, liên tục. TP Hà Nội cần tăng cường quan trắc định kỳ, quan trắc đột xuất (khi có hiện tượng bất thường). Đặc biệt là tại các vị trí có khả năng xâm nhập của nước thải từ các khu vực hoạt động xung quanh hồ (trong những ngày có mưa lớn). Thường xuyên theo dõi, thu thập, tổng hợp, đánh giá số liệu. Tập trung đối với một số thông số như: pH, nhiệt độ, DO, COD, TSS, TDS, Amonia, tổng N, tổng P. Mật độ tảo và theo dõi phát hiện sự bất thường… để có biện pháp xử lý kịp thời.
Trước thực trạng môi trường nước hồ Tây bị ô nhiễm, cuối tháng 4/2021. UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản số 3481/VP-ĐT chỉ đạo các Sở; Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, UBND quận Tây Hồ, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước, thoát nước và môi trường thành phố. Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại Phú Điền khẩn trương thực hiện các biện pháp cải thiện chất lượng môi trường nước hồ Tây.
Khẩn trương triển khai các biện pháp xử lý ô nhiễm
UBND thành phố đã giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường. UBND quận Tây Hồ cùng các đơn vị liên quan nghiên cứu, triển khai nội dung chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Về cải thiện chất lượng môi trường nước hồ Tây; báo cáo kết quả về UBND thành phố Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường (thông qua Tổng cục Môi trường) theo quy định. Trước đó, để đảm bảo chất lượng môi trường nước hồ Tây phù hợp với yêu cầu phát triển về kinh tế – xã hội, văn hóa, lịch sử và môi trường.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản số 1464/BTNMT-TCMT gửi UBND thành phố Hà Nội. Đề nghị chỉ đạo các cơ quan chức năng của thành phố khẩn trương triển khai một số biện pháp. Để cải thiện chất lượng môi trường nước hồ. Đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Duy trì sự cân bằng sinh thái trong hồ. Tổ chức kiểm tra, rà soát các nguồn nước thải có nguy cơ xâm nhập vào hồ. Bao gồm nước thải từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Nước thải sinh hoạt từ các tuyến thu gom có khả năng chảy tràn vào hồ. Trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Cần phải được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật hiện hành.
Bộ TN-MT cũng đề nghị TP Hà Nội nghiên cứu; xây dựng kế hoạch chủ động bổ sung nguồn nước. Trong trường hợp thời tiết khô hạn kéo dài; đảm bảo mực nước tối thiểu nhằm duy trì ổn định hệ sinh thái hồ. Thường xuyên duy trì việc vớt rác thải trên hồ kịp thời đảm bảo vệ sinh môi trường. Xem xét, nạo vét trầm tích để nâng cao khả năng lưu trữ nước và làm sạch của hồ.