Ngải cứu vừa là một loại rau, vừa là một loại cây thuốc thường thấy trong vườn của nhiều gia đình ở Việt Nam, cách sử dụng đơn giản, hiệu quả và giá thành rẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu rõ về tác dụng của loại cây này. Ăn ngải cứu có công dụng gì, ăn ngải cứu có tốt không?

Theo Blodsky, ngải cứu là loại thảo dược có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, có tác dụng chữa bệnh xương khớp, giảm đau bụng kinh và ngăn ngừa ung thư. Dưới đây là những công dụng của ngải cứu đối với sức khỏe.

Đặc điểm của cây ngải cứu

Ngải cứu là cây trồng khá quen thuộc với người dân Việt Nam. Nó xuất hiện trong nhiều bài thuốc cũng như món ăn hằng ngày. Ngải cứu có tên gọi khác ngải diệp, thuốc cứu tuy nhiên tên gọi này phổ biến ở miền Nam hơn.

Đặc điểm của cây ngải cứu

Cây ngải cứu có chiều cao từ 0.4 – 1m, trong lá có tinh dầu. Cây phân bố chủ yếu ở Châu Âu, Châu Á, Bắc Phi, Alaska và Bắc Mỹ.Tuy nhiên, không phải khu vực nào cũng sử dụng cây ngải cứu, ở một số vùng cho rằng cây ngải cứu là cây cỏ xâm lấn, cần phải diệt trừ.

Ở Việt Nam, cây ngải cứu dại thường mọc nhiều ở tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang… đây chính là nguồn dược liệu được khai thác thường xuyên để sản xuất thuốc. Cây ngải cứu còn được trồng trong vườn của nhiều gia đình. Thường được sử dụng tại chỗ trong nấu ăn hoặc điều trị một số bệnh lý đơn giản.

Cây ngải cứu thuộc họ cúc, thân thảo, chu kỳ sống lâu năm. Lá cây mọc so le, mặt trên lá cây màu xanh đậm, mặt phía dưới có lông nhung màu trắng.

Cây ngải cứu thường được thu hoạch vào khoảng tháng 6 và bộ phận được sử dụng chủ yếu là lá, có thể trồng ngải cứu bằng cách giâm cành hoặc cây con mặc dù cây có ra hoa quả và cho hạt nhưng hạt không được sử dụng để gieo trồng.

Công dụng của ngải cứu

Công dụng của ngải cứu

Giúp ngăn ngừa ung thư

Cây ngải cứu có hàm lượng artemisinins cao. Artemisinin có trong ngải cứu có khả năng phản ứng với sắt tạo thành các gốc tự do. Mặt khác, các tế bào ung thư lại chứa hàm lượng sắt cao hơn các tế bào khỏe mạnh. Do đó sử dụng ngải cứu trong việc ngăn ngừa và điều trị một số bệnh ung thư sẽ rất có lợi.

>>> Xem thêm chuyên mục dinh dưỡng

Giúp điều trị đau khớp

Trong y học cổ truyền, ngải cứu được sử dụng như một bài thuốc để điều trị đau mỏi khớp. Nhờ các thành phần hoạt tính có tác dụng giảm đau, giảm viêm.

Bên cạnh đó, kết hợp ngải cứu và muối biển sẽ góp phần đả thông khí huyết, làm ấm cơ thể, cải thiện khả năng vận động. Rất có lợi trong việc điều trị viêm khớp.

Giúp giảm đau bụng kinh

Ngải cứu được sử dụng để giảm đau bụng kinh và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Bởi ngải cứu có chất moxibnance có thể điều trị chứng đau bụng kinh.

Giúp điều trị sốt rét

Sốt rét là một căn bệnh nguy hiểm do một loại ký sinh trùng truyền nhiễm bệnh và xâm nhập vào các tế bào hồng cầu của con người qua vết đốt của muỗi.

Artemisinin có trong ngải cứu có khả năng tiêu diệt ký sinh trùng nhờ vào việc tạo ra các gốc tự do phá vỡ thành tế bào của ký sinh trùng sốt rét.

Giúp diệt ký sinh trùng

Ngoài các tác dụng trên, cây ngải cứu còn được dùng để diệt ký sinh trùng như giun kim, giun đũa và sán dây. Điều này là do ngải cứu có khả năng gây tê liệt. Thay đổi cấu trúc của giun và đẩy chúng ra ngoài.

Tác dụng phụ của ngải cứu

Dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng ở một số người. Ngải cứu có thể gây ra dị ứng như hắt hơi, xoang hoặc phát ban. Những người bị dị ứng với đào, táo, cà rốt, cần tây, hoa hướng dương và một số loại thực vật khác nên tránh ăn ngải cứu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *