Cà rốt là một loại cây có củ, nó thường có màu cam, đỏ, tím hoặc vàng trắng… nhưng mà ở Việt Nam chủ yếu là cà rốt màu cam. Nó không chỉ là thực phẩm làm nên những món ăn ngon mà nó còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Cà rốt là loại thực phẩm có lẻ không còn gì xa lạ đối với bất kỳ ai, nó không chỉ làm nên những món ăn ngon, đầy dinh dưỡng mà có tác dụng tốt cho sức khỏe của chúng ta. Nhưng việc ăn thường xuyên liệu có tốt cho sức khỏe không? Để giải đáp vấn đề này cùng xellaser theo dõi bài viết dưới đây.

Ăn cà rốt có tốt không?

Dinh dưỡng trong cà rốt

Cà rốt chứa rất nhiều chất Caroten – nguồn sinh ra Vitamin A. Tuy nhiên chất này rất khó hấp thụ khi ăn sống hoặc làm nộm. Nghiên cứu cho thấy có đến 90% Caroten trong cà rốt khi ăn sống không được dạ dày hấp thu, nguyên nhân là do Caroten chỉ tan trong dầu mỡ. Do đó, nấu chín cà rốt với dầu mỡ hoặc thịt là cách dùng tốt nhất để cơ thể chúng ta có thể hấp thụ được hết lượng Vitamin dồi dào có trong loại củ này.

Nhiều người chọn cà rốt ăn sống hoặc xay sinh tố vì lầm tưởng cách làm này sẽ hấp thụ tốt nhất chất dinh dưỡng, nhưng thực ra, ăn sống lại không có lợi. Cà rốt không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc tốt chữa được nhiều bệnh. Trong cà rốt có chứa nhiều đường, vitamin và muối khoáng.

Ăn cà rốt có tốt không?

Đặc biệt là vitamin C và caroten là chất tiền vitamin A, khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A rất tốt cho cơ thể. Chất sắt và vitamin A trong cà rốt có tác dụng phòng và chữa thiếu máu, tốt cho mắt. Còn đối với phụ nữ, cà rốt còn có tác dụng làm da hồng hào và mịn.

Cách ăn, uống cà rốt sai lầm gây hại cho cơ thể

Theo thói quen, nhiều người chọn cà rốt ăn sống hoặc xay sinh tố; vì lầm tưởng cách làm này sẽ hấp thụ tốt nhất chất dinh dưỡng trong cà rốt. Nhưng thực ra, cách ăn sống lại không có lợi vì có chất Caroten. Đây là loại chất có tính hòa tan trong mỡ. Nếu cà rốt ăn sống, có thể tổn thất đến 90% lượng Caroten.

Để lấy được nguồn dinh dưỡng tối đa từ cà rốt thì chỉ nên dùng loại tươi đã qua đun nấu, tốt nhất là luộc sơ và nên chế biến cùng với một ít dầu, mỡ để việc hấp thu vitamin A từ thực phẩm được tốt hơn. Các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn nhiều và thường xuyên vì cơ thể sẽ không chuyển hóa hết được beta-caroten.

Chất này sẽ ứ đọng lại trong cơ thể gây vàng mắt, vàng da, chán ăn; (nhiều người dễ nhầm tưởng là bị bệnh gan). Chỉ cần ngừng ăn cà rốt thì các biểu hiện trên sẽ hết. Theo khuyến cáo, với người khỏe mạnh muốn dùng cà rốt để bồi bổ cũng chỉ nên ăn hoặc uống nước ép cà rốt 2-3 lần/tuần với trọng lượng trung bình khoảng 100g cà rốt/lần.

Cách ăn, uống cà rốt sai lầm gây hại cho cơ thể

3 dạng người không nên ăn cà rốt

Người mắc bệnh vàng da: Những người mắc bệnh vàng da sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn; khi ăn nhóm thực phẩm có màu vàng hoặc đỏ. Và cà rốt cũng là một loại thực phẩm nằm trong danh sách cấm kỵ.

Người mắc bệnh tiểu đường: Nước ép cà rốt là thức uống chứa rất nhiều đường; không tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường. Vì nếu uống quá nhiều nước ép cà rốt có thể làm lượng đường tăng cao; như vậy sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Nếu muốn uống, người bệnh tiểu đường chỉ nên uống một cốc mỗi tuần.

Người hay bị táo bón: Theo các chuyên gia, cà rốt có tác dụng hiệu quả khi bị tiêu chảy; đặc biệt với trẻ em khi bị tiêu chảy nếu ăn cháo cà rốt, uống nước cà rốt sẽ có tác dụng hữu hiệu. Vì trong cà rốt tuy có lượng chất xơ rất dồi dào nhưng ở dạng không hòa tan; nếu ăn quá nhiều mà không uống đủ nước sẽ làm tắc nghẽn tại ruột và gây nên hiện tượng táo bón.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *